Ấn phẩm là gì?
Ấn phẩm là sản phẩm được làm bởi công nghệ in ấn hoặc có thể phát hành dưới dạng cộng đồng, chúng có hình ảnh, nội dung, thông tin doanh nghiệp cần gửi tới truyền thông. Những thiết kế ấn phẩm tiêu biểu như nhãn hiệu bao bì, bản đồ, danh thiếp,sách báo , bản nhạc, biểu mẫu, tài liệu, …Ngày nay, nhờ việc sử dụng ấn phẩm mà văn hóa và tri thức được lan truyền trong cộng đồng dễ dàng hơn. Nhất là trong những văn phòng phẩm, ngành giáo dục,…
Sau đây là một số lưu ý cơ bản khi thiết kế ấn phẩm (bandroll, poster, banner,…)
1. Hệ màu
Hầu hết các ứng dụng đồ họa như: Adobe Illustrator CorelDraw, Adobe PhotoShop, v.v… đều dùng hệ màu CMYK trong thiết kế in ấn. Vì thế, hãy sử dụng hệ CMYK ngay từ đầu trong thiết kế để tránh trường hợp khi hoàn tất sản phẩm mà quên chuyển từ màu RGB sang CMYK. Khi đó, màu sẽ bị lệch khi chuyển từ RGB sang CMYK. Lúc đó ta phải sửa lại, khổ lắm..
2. Font chữ in ấn
Tránh trường hợp bị lỗi font chữ, font chữ chỉ bị lỗi khi chuyển từ máy A (có loại font đó) sang máy B (không có loại font đó). Vì vậy, hãy đính kèm bộ font sử dụng trong thiết kế đó bên vị in ấn.
- Font chữ của thiết kế ấn phẩm đã thể hiện tính cách của một thương hiệu. Font cho trẻ con thường tròn , Font cho 1 poster phim ma sẽ khá bí ẩn và thần kì..
- Cân nhắc ấn phẩm thiết kế cho người lớn tuổi xem nên ưu tiên font chữ to, rõ; thiết kế cho người nhỏ tuổi ví dụ như trẻ em thường sinh động, nhiều hình cute…
- Không nên sử dụng quá nhiều font chữ trong 1 thiết kế tránh việc không đồng nhất về font chữ..
3. Độ phân giải của ấn phẩm
Độ phân giải phù hợp nhất là 300 dpi cho hình ảnh và 400 dpi cho văn bản ở kích thước in cuối cùng. Nếu kích thước ảnh nhỏ mà lại tăng dpi lớn thì ảnh sẽ không đạt chất lượng ( ảnh bị vỡ).
VD: Khi in trên khổ giấy A4, hình có kích thước nhỏ 300dpi x 400dpi thì vẫn đáp ứng được độ phân giải này. Nhưng với độ phân giải như thế nếu mà mang đi in offset khổ A2 hoặc A3 thì chắc chắn hình sẽ bị vỡ (không được sắc nét).
4. Bố cục
Bất kỳ một sản phẩm hay ấn phẩm thiết kế nào cũng vậy chúng cần tuân theo một bố cục nhất định. Vừa giúp người đọc dễ dàng theo dõi vừa bảo tính thẩm mỹ và nắm bắt thông tin một cách dễ dàng nhất. Vì vậy, khi bắt tay vào thiết kế ấn phẩm văn phòng này cần lưu ý sắp xếp thông tin và cũng như đặt vị trí logo phù hợp nhất có thể.
Nếu sử dụng thêm các họa tiết thì nên chọn các chi tiết đơn giản nhất để có thể làm nổi bật phần thông tin của doanh nghiệp đó.
5. Lỗi chính tả trong thiết kế ấn phẩm
Không phải Designer không quan tâm mà vì họ quá chú trọng với mẫu thiết kế nên ít khi nhận ra lỗi chính tả. Vì vậy, các designer hãy kiểm tra các lỗi chính tả để tránh việc in đi in lại một ấn phẩm. Chuyện này xảy ra khá thường xuyên khi các designer khá bận bịu công việc, nhất là thời điểm vào cuối năm. Những lỗi ngớ ngẩn về chính tả, con số… Việc này đem lại hậu quả khá nghiêm trọng trong việc in ấn phẩm nhiều lần thì bạn là sẽ bỏ ra chi phí để in lại.
6. Hình dạng
Để có thể thu hút sự chú ý đến nhãn hiệu của bạn thì bạn phải sử dụng một hình dạng khác thường. Điều này đòi hỏi sự đầu tư ban đầu về chi phí, cũng tùy thuộc vào mức độ thiết kế phức tạp của hình dạng và điều này có thể xảy ra nhiều rủi ro. Mặt khác, có nhiều thủ thuật xử lý trong thiết kế mà không cần phải thay đổi hoàn toàn về hình dạng. Bạn cũng có thể sử dụng hình dạng rõ ràng và thay đổi phong cách thiết kế mô phỏng hình dạng bất thường và phối hợp với màu sắc nổi bật. Từ đó, bạn sẽ có thêm một nhãn hiệu mới với thiết kế độc đáo trong hình dạng đơn giản.
7. Màu thiết kế không đồng nhất
Một vài lưu ý nho nhỏ mà các bạn không thể bỏ qua:
- Màu sắc của sản phẩm thật cũng sẽ khác nhau so với màu sắc trên máy in proof.
- Màu sắc máy in phun và in sản phẩm trong công ty là hoàn toàn khác nhau .
- Màu của các mẫu thiết kế ấn phẩm sẽ hiện trên màn hình mỗi máy là hoàn toàn khác nhau.
- Kể cả màu sắc khi in trên cùng 1 máy cũng khác nhau khi in trước & in sau. VD: Tờ in thứ 200 có thể khác so với tờ thứ 2500.
Khi khách hàng bất ngờ là chuyện xảy ra bình thường, vì thế hãy nói với họ về điều này trước và không nên nói nhiều về độ hoàn hảo tuyệt đối của ấn phẩm là chất lượng tốt nhất. Đặc biệt hơn hết, hãy cân nhắc bản in duyệt mẫu có chất lượng giống gần như sản phẩm thật một cách tuyệt đối nhất.
Tất cả những lưu ý trên mà bạn nên biết để trước khi thiết kế ấn phẩm nào đó. Cảm ơn các bạn đã tham khảo và hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho các bạn! Mọi thông tin vui lòng liên hệ Kiến Vua Branding để biết thêm chi tiết.